𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃 – 𝟏𝟗 𝐕𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂 𝐑𝐎̂́𝐈 𝐋𝐎𝐀̣𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐒𝐓𝐑𝐄𝐒𝐒

Đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tâm thần. Sức khoẻ suy giảm bên cạnh lo lắng, căng thẳng vì sức khoẻ người thân, kinh tế, việc làm cùng sự cô lập do tình trạng giãn cách xã hội đã gây ra những stress thực sự.

Các nghiên cứu cho thấy 26,6% người mắc Covid 19 ở mọi độ tuổi, giới tính và khu vực có triệu chứng trầm cảm từ trung bình đến nghiêm trọng; tỉ lệ này đối với lo âu là 28,2% trọng và 18,3% có căng thẳng từ trung bình nghiêm trọng. Trầm cảm, lo âu, căng thẳng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng mức có thể dẫn đến các tình trạng nặng hơn, thậm chí là tự sát.

Căng thẳng mạn tính làm giảm tín hiệu của các yếu tố đáp ứng interferon (IRF), yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các phản ứng miễn dịch và biểu hiện gen kháng virus. Thực tế nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử căng thẳng mãn tính hoặc trầm cảm có nguy cơ tiên lượng bệnh nặng hơn. Ngược lại nhiễm SARS-CoV-2 kích hoạt các phản ứng viêm tương tự như stress mạn tính, rối loạn hoạt động trục HPA (dưới đồi – tuyến yên – thượng thận) dẫn đến cơn bão cytokine, làm nặng thêm tình trạng stress sẵn có tạo thành một vòng xoắn bệnh lý. Một số nghiên cứu còn cho thấy tổn thương thần kinh trung ương có thể xảy ra thông qua quá trình viêm toàn thân do COVID-19 làm suy giảm hàng rào máu não, dẫn đến viêm thần kinh và các hội chứng thần kinh liên quan.

𝑽𝒂̣̂𝒚 𝒃𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒂́𝒄 𝒓𝒐̂́𝒊 𝒍𝒐𝒂̣𝒏 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒒𝒖𝒂𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒔𝒕𝒓𝒆𝒔𝒔 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?

– 𝐶𝑎̆𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑡𝑎̂𝑚 𝑙𝑦́

• Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, buồn bã, cô đơn, trống vắng

• Dễ cáu găt, bực bội, nóng nảy, khó chịu

• Giảm/ mất khả năng kiểm soát cảm xúc

• Giảm tập trung, hay quên

• Mệt mỏi, uể oải

• Hiệu quả công việc giảm sút, bỏ bê nhiệm vụ hoặc những hoạt động khác

• Sử dụng chất tác động tâm thần

– 𝐿𝑜 𝑎̂𝑢

• Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung…).

• Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn)

• Rối loạn thần kinh thực vật (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)

• Ngủ kém

• Có thể có những cơn co giật, ngất, yếu mệt, đau các vị trí trên cơ thể.. không tìm thấy nguyên nhân bệnh cơ thể, dùng thuốc thuyên giảm ít

– 𝐵𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑖 𝑘𝑒̀𝑚 𝑐𝑎́𝑐 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑚 𝑐𝑎̉𝑚 𝑛ℎ𝑢̛

• Mệt mỏi

• Giảm, mất quan tâm thích thú trong các hoạt động thường ngày vẫn yêu thích

• Khó tập trung vào công việc, thiếu tự tin, khó đưa ra quyết định

• Ý nghĩ bất lực, tội lỗi, vô dụng

• Bi quan, tuyệt vọng

• Ngủ quá nhiều hoặc khó ngủ

• Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

• Suy nghĩ đến cái chết hoặc tìm cách tự sát

𝑪𝒂̂̀𝒏 𝒍𝒂̀𝒎 𝒈𝒊̀ 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒕𝒓𝒆̂𝒏?

– 𝐻𝑜̂̃ 𝑡𝑟𝑜̛̣ 𝑡𝑎̂𝑚 𝑙𝑦́

• Giữ gìn sức khỏe, tránh nhiễm bệnh, tái nhiễm bệnh

• Ăn ngủ đầy đủ, điều độ.

• Tập thể dục hằng ngày, các bài tập thở, thiền…

• Suy nghĩ tích cực

• Khuyến khích làm các công việc yêu thích (trong điều kiện cho phép)

• Dành thời gian nói chuyện, chia sẻ với những người xung quanh. Kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội, điện thoại và cộng đồng mạng.

• Giảm căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Chia sẻ với cấp trên và đồng nghiệp khi quá tải công việc…

– 𝑆𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑑𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐𝑜́ ℎ𝑜𝑎̣𝑡 𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛, ℎ𝑜̂̃ 𝑡𝑟𝑜̛̣ 𝑔𝑖𝑎̂́𝑐 𝑛𝑔𝑢̉

𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐭𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧.

Khi đã cố gắng thực hiện các biện pháp trên nhưng tình hình không thuyên giảm hãy liên hệ với cơ sở y tế có chuyên gia về sức khỏe tâm thần, tâm lý để được khám, tư vấn và có biện pháp hỗ trợ phù hợp sớm.

Có thể là tranh biếm họa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *