Đặc điểm điện não đồ ghi ngoài cơn ở bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Động  kinh là một bệnh lý phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Biểu hiện bệnh lý này đã được mô tả trong y văn từ thời Hy lạp cổ. Hiện nay động kinh là bệnh lý được tổ chức y tế thế giới xếp vào loại bệnh nhân được chăm sóc, điều trị miễn phí tại các bệnh viện cũng như tại các Dixpance tâm thần, thần kinh.

 

Để xác định dạng cơn động kinh, khu trú ổ động kinh ưu thế, đặc biệt là động kinh cục bộ phức tạp cần phải kết hợp lâm sàng và điện não. Điện não đồ đã trở thành một biện pháp đắc lực không những trong chẩn đoán mà còn là một chỉ tiêu theo dõi kết quả điều trị của các thuốc kháng động kinh, là bằng chứng để duy trì một liều lượng thuốc hợp lý. Để kiểm tra kết quả điều trị động kinh dưới sự giám sát cơn bằng điện não đồ,  đánh giá được những biến đổi điện não đồ trước, trong và sau quá trình điều trị.


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Là 60 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008.


Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới năm 1992 (ICD-X/1992) cụ thể : Lâm sàng + Điện não đồ.

 

Điện não: Ghi ngoài cơn có biến đổi điện não đồ phù hợp với cơn động kinh cục bộ phức tạp trên lâm sàng: Các sóng delta, theta biên độ cao vùng thái dương 1-2 giây; Sóng chậm hình cao nguyên xen kẽ nhịp bình thường hoặc các gai nhọn – sóng chậm 4-6 chu kỳ/giây vùng thái dương trước; Phức hợp nhọn sóng, hoạt động điện kịch phát lan tỏa hai bên bán cầu não ưu thế vùng thái dương trước; Hoạt động điện kịch phát, phức hợp nhọn sóng vùng thái dương trước khu trú.

 

Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp động kinh cục bộ phức tạp trên lâm sàng nhưng điện não đồ bình thường; Các bệnh nhân đang có bệnh cơ thể nặng; Các bệnh lý thực thể não không gây động kinh; Các bệnh nhân có bệnh lý cấp tính khác.

 

Nghiên cứu điện não đồ: Ghi điện não bằng máy Neurofax 9210 của hãng NIHON KOHDEN (Nhật bản) tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch mai.

 

Bệnh nhân nghỉ 10 phút trước khi ghi.


Tiến hành ghi: thử test biên độ chuẩn 3mm tương ứng 50µv, tốc độ kéo giấy 20mm/giây.

Đặt điện cực theo sơ đồ 10/20 của Jasper

Qui trình ghi điện não là qui trình thông thường. Cụ thể như sau:

Sau bước chuẩn bị bệnh nhân, phòng ghi, thiết bị và ghi điện não theo chương trình cài đặt sẵn có 32 đạo trình quét toàn bộ não.


Các nghiệm pháp chức năng được sử dụng là:

Nghiệm pháp Berger.

Kích thích ánh sáng nhịp 15Hz; 18Hz; 21Hz.

Tăng thông khí 2 phút.

Đánh giá điện não đồ: Phân loại điện não đồ theo phân loại của Zhimunskaja

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Phân loại điện não đồ theo Zhimunskaja

Để đánh giá đặc điểm điện não đồ của từng bệnh nhân, chúng tôi tiến hành phân loại tất cả các bản ghi điện não đồ theo cách phân loại của Zhimunskaja.

 

Kết quả là 100% điện não đồ của nhóm nghiên cứu thuộc loại V, với sự xuất hiện các sóng theta, delta với biên độ cao 150-160µv, các sóng nhọn và các loạt sóng kịch phát:


Sóng bệnh lý xuất hiện khu trú hoặc chỉ ở một bán cầu.

Sóng bệnh lý lan tỏa hai bán cầu của não.

2. Các thông số điện não trên điện não đồ nền

Phân tích tính chất nhịp alpha

Đặc điểm của nhịp alpha trên điện não đồ nền ở bệnh nhân nghiên cứu được thể hiện ở dạng sóng và phản ứng Berger: alpha biến dạng 53/60 bệnh nhân, biến dạng nhọn là 25/60 bệnh nhân, có  bản ghi xuất hiện sóng alpha rất thưa thớt.


Phản ứng Berger (-) gặp 33/60 bệnh nhân (55,00%); có đáp ứng nhưng giảm 13/60 bệnh nhân (21,17%).

Bảng 1. Các thông số nhịp alpha.

Nhóm bệnh nhân

Các thông số

Trẻ em

n=24
Người lớn

n=36
P
¯
Χ
SD

¯
Χ
SD

Tần số (CK/giây)

9,45

1,16

10,78

0,74

P>0,05

Biên độ (µv)

47,37

4,52

64,26

9,07

P<0,001

Chỉ số (%)

43,85

10,25

56,59

13,37

P<0,001

Tần số nhịp alpha ở hai nhóm trẻ em và người lớn nằm trong giới hạn của tần số lý thuyết..

Biên độ, chỉ số nhịp alpha ở nhóm người lớn cao hơn nhóm trẻ em. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (P<0,001).

Phân tích tính chất nhịp theta

Tính chất bệnh lý của nhịp theta được thể hiện ở hình dạng sóng: Sóng theta nhọn gặp 45/60 bệnh nhân (75,00%); ưu thế thái dương một bên là 83,33%.

Bảng 2. Phân tích các thông số nhịp theta.

Nhóm bệnh nhân







Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P
¯
Χ
SD

¯
Χ
SD

Tần số (CK/giây)

5,82

0,81

5,67

0,54

>0,05

Biên độ (µv)

56,45

8,88

73,42

11,83

<0,001

Chỉ số (%)

22,39

6,22

12,28

5,96

<0,001



Tần số nhịp theta của hai nhóm nghiên cứu nằm trong giới hạn của tần số biên độ lý thuyết.

Biên độ nhịp theta ở nhóm bệnh nhân trẻ em cao hơn nhóm bệnh nhân người lớn. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với  P<0,001.


Phân tích tính chất nhịp delta

Sóng delta chủ yếu là delta đơn hình 51/60 bệnh nhân (85,00%), xuất hiện lan tỏa hai bên bán cầu não ưu thế vùng thái dương trước một bên là 49/60 bệnh nhân (80,17%).


Bảng 3. Phân tích thông số nhịp delta.

Nhóm bệnh nhân







Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P

¯
Χ
SD

¯
Χ
SD

Tần số (CK/giây)

2,91

0,43

2,64

0,19

>0,05

Biên độ (µv)

47,36

8,66

69,38

9,84

<0,001

Chỉ số (%)

20,12

6,03

12,69

5,42

<0,001

Tần số nhịp delta nằm ở giới hạn trên của tần số lý thuyết..

Biên độ sóng delta ở nhóm bệnh nhân trẻ em thấp hơn nhóm bệnh nhân người lớn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với  P<0,001.

Phân tích tính chất nhịp delta.

Chỉ số sóng delta ở nhóm bệnh nhân trẻ em cao hơn nhóm bệnh nhân người lớn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001.

Trên điện não đồ nền không thấy hoạt động điện kịch phát ở tất cả các bản ghi.

3. Các thông số điện não sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí

Sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí thấy biến đổi rõ nhất là các sãng trong dải tần số chậm, nhịp alpha cũng biến đổi rõ rệt về biên độ, chỉ số, đồng thời xuất hiện hàng loạt các hoạt động điện kịch phát.

Bảng 4. Biến đổi các thông số nhịp alpha sau tăng thông khí và sau kích thích ánh sáng.

 

Nhóm bệnh nhân





Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P
 
¯
Χ
SD

P

¯
Χ
SD

P

Tần số (CK/giây)

Nền

9,48

1,16





>0,05



>0,05

10,67

0,74





>0,05



>0,05

>0,05

Kích thích ánh sáng

9,09

0,97

10,59

0,54

>0,05

Tăng thông khí

9,24

0,94

10,72

0,52

>0,05

Biên độ (µv)

Nền

47,48

4,52

<0,001



>0,05

64,12

9,07

<0,001



>0,05

<0, 01

Kích thích ánh sáng

60,12

13,98

71,44

12,10

<0, 01

Tăng thông khí

58,67

14,32

71,58

12,00

<0, 01

Chỉ số (%)

Nền

43,69

10,25

<0,001



>0,05

56,42

13,37

<0,001



>0,05

<0, 01

Kích thích ánh sáng

13,31

5,8

21,43

5,09

<0, 01

Tăng thông khí

12,92

5,98

21,61

4,84

<0, 01



Tần số nhịp alpha ở hai nhóm không có sự khác biệt với P>0,05.

Tần số nhịp alpha ở điện não đồ nền so với sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí không có sự khác biệt với P>0,05.

Biên độ nhịp alpha sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí tăng lên rõ rệt so với điện não đồ với P>0,001. Giữa sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí lại không có sự khác biệt với P>0,05.

Chỉ số nhịp alpha sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí giảm rõ rệt so với điện não đồ với P<0,001. Giữa sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí lại không có sự khác biệt với P>0,05.

Bảng 5. Biến đổi thông số nhịp theta sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí.

Nhóm bệnh nhân

Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P

¯
Χ
SD

P

¯
Χ
SD

P

Tần số (CK/giây)

Nền

5,69

0,81

>0,05





>0,05

5,61

0,54





>0,05



>0,05

>0,05

Kích thích ánh sáng

5,56

0,68

5,32

0,75

>0,05

Tăng thông khí

5,48

0,62

5,41

0,74

>0,05

Biên độ (µv)

Nền

56,62

8,88

<0,001



>0,05

73,78

11,83

<0,001



>0,05

<0,001

Kích thích ánh sáng

87,56

18,15

94,24

16,47

<0,001

Tăng thông khí

79,09

18,81

93,66

16,79

<0,001

Chỉ số (%)

Nền

22,48

6,22

<0,001



>0,05

12,09

15,96

<0,001



>0,05

<0,001

Kích thích ánh sáng

36,34

4,92

31,78

4,30

<0,001

Tăng thông khí
35,86

4,69

31,83

4,44

<0,001



Tần  số nhịp theta giữa hai nhóm người lớn và trẻ em không có sự khác biệt với P>0,05.

Tần số nhịp theta trên điện não đồ nền so với sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí không có sự khác biệt với P>0,05.

Biên độ nhịp theta sau tăng thông khí và sau kích thích ánh sáng so với điện não đồ có sự tăng lên rõ với P<0,001. Nhưng so sánh giữa sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí lại không có sự khác biệt với P>0,05.

Chỉ số nhịp theta sau tăng thông khí và sau kích thích ánh sáng so với điện não đồ có sự tăng lên rõ với P<0,001; giữa sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí lại không có sự khác biệt với P>0,05.

Bảng 6. Biến đổi thông số nhịp delta sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí.

Nhóm bệnh nhân



Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P

¯
Χ
SD

P

¯
Χ
SD

P

Tần số                 (CK/giây)

Nền

2,88

0,43

>0,05





>0,05

2,62

0,19

>0,05





>0,05

>0,05

Kích thích ánh sáng

2,59

0,42

2,58

0,21

>0,05

Tăng thông khí

2,66

0,38

2,57

0,19

>0,05

Biên độ (µv)

Nền

47,45

8,66

<0,001



>0,05

69,48

9,84

<0,001

>0,05



<0,001

Kích thích ánh sáng

76,68

18,26

82,86

16,47

<0,001

Tăng thông khí

79,34

18,81

82,48

16,17

<0,001

Chỉ số (%)

Nền

20,12

6,03

<0,05



>0,05

12,75

5,42

<0,001



>0,05

<0,001

Kích thích ánh sáng

26,32

4,33

24,12

2,72

<0,05

Tăng thông khí

25,63

4,52

24,14

2,22

<0,05



Sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí tần  số nhịp delta không thay đổi giữa hai nhóm nghiên cứu với P>0,05.

Sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí tần số nhịp delta không thay đổi so với điện não đồ nền.

Biên độ nhịp delta trên điện não đồ so với sau tăng thông khí và sau kích thích ánh sáng ở hai nhóm bệnh nhân tăng lên có sự khác biệt với P<0,001.

Chỉ số của nhịp delta trên điện não đồ so với sau tăng thông khí và sau kích thích ánh sáng ở hai nhóm bệnh nhân tăng lên có ý nghĩa thống kê với  P>0,05.

So sánh giữa sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí về các thông số lại không có sự khác biệt (P>0,05).

Bảng 7. Sự xuất hiện các kịch phát sóng sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí.



Nhóm bệnh nhân



Các thông số

Trẻ em

n=24

Người lớn

n=36

P

¯
Χ
SD

P

¯
Χ
SD

P

Tần số (CK/giây)

Kích thích ánh sáng

2,41

0,52

>0,05





2,41

0,21

>0,05





>0,05

Tăng thông khí

2,39

0,44

2,32

0,22

>0,05

Biên độ (µv)

Kích thích ánh sáng

62,14

16,92

<0,01



77,16

15,43

<0,01



<0,01

Tăng thông khí

78,63

20,05

90,32

14,80

<0,01

Chỉ số (%)

Kích thích ánh sáng

11,49

13,09

>0,05



12,15

3,31

>0,05





>0,05

Tăng thông khí

13,69

2,57

14,09

4,49

>0,05

Tính chất kịch phát sóng sau kích thích ánh sáng và sau tăng thông khí

Sau kích thích ánh sáng xuất hiện kịch phát sóng ở bệnh nhân là 96,7%.

Sau tăng thông khí xuất hiện kịch phát sóng ở hai nhóm bệnh nhân là 100%.

Trong đó kịch phát chậm – nhọn 43,3%; nhọn sóng 23,3%; đa nhọn sóng chậm 20%; kịch phát phức bộ 13,4%.


Hoạt động điện kịch phát ưu thế thái dương một bên là 53/60 bệnh nhân chiếm 88,33%.

Về tần số và chỉ số giữa sau kích thích ánh sàng và sau tăng thông khí của hoạt động điện kịch phát không có sự thay đổi.


Giữa biên độ sau tăng thông khí có sự khác biệt rõ rệt với sau kích thích ánh sáng với P<0,01.

Tần số và chỉ số của hai nhóm trẻ em và người lớn có sự khác biệt với P<0,01.

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu 60 bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp tuổi từ 6 đến 50  thấy:

Tỷ lệ điện não đồ loại V theo phân loại của Zhimunskaja chiếm 100% các bản ghi.

Trên bản ghi điện não đồ nền, nhịp alpha biến dạng 88,33% và biến dạng nhọn là 40%. Phản ứng Berger (-) 55,00%, có đáp ứng nhưng giảm 21,17%.

 

Các sóng chậm có biên độ và chỉ số tăng cao có ý nghĩa đáng kể với hình dạng nhọn ưu thế thái dương một bên là 83,33%. 100% bản ghi điện não đồ nền không thấy kịch phát điện.

 

Sau kích thích ánh sáng và tăng thông khí biên độ, chỉ số nhịp theta, delta tăng. Giữa sau kích thích ánh sáng và tăng thông khí biên độ, chỉ số nhịp chậm thay đổi không đáng kể.

 

Sau kích thích ánh sáng xuất hiện 96,7%, sau tăng thông khí xuất hiện 100% hoạt động điện kịch phát.

 

Số bệnh nhân đến khám với những rối loạn tâm thần thành cơn khi ghi điện não đồ ngoài cơn với nghiệm pháp kích thích ánh sáng và tăng thông khí gặp 100% hoạt động điện kịch phát với 80% ưu thế thái dương một bên giúp cho thầy thuốc có chẩn đoán xác định để điều trị.




Summary

Research on sixty patients with complex partial epilepsy at the ages from 6 to 50, we found that:

The prevalance of  EEG type V with Zhimunskaja’s category is 100% of the recordings.

On the basic EEG recording, the alpha rhythms are variant (88,33%) and sharp variant (40%). Berger’s reaction (-) is 55,00% that is responsive but decreased 21,17%.

 

Significantly, the slow amplitude waves and the increasing index have dominant spikes on one side of temporal lobe (83,33%). All of the basic EEG recordings are not appear electrical triggers (100%).

 

After flashing lights and amplitude hyperventilation, the indexes of theta rhythm and delta rhythm increase. The slow rhythm index has changes insignifically in the period from flashing lights to amplitude hyperventilation.


After flashing lights electrical trigger activity occurs 96,7% and after hyperventilation it is 100%.

When recording EEG prior seizures by flashing light and hyperventilation tests on the number of patients with mental disorder seizures, there are electrical trigger activity (100%) and dominant on one side of temporal lobe that aid determined diagnosis for treatment.




TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chương (2008), “Phương pháp ghi điện não”. Thực hành lâm sàng thần kinh học tập IV, Nhà xuất bản Y học, trang 155-202.

2. Lê Quang Cường, Pierre Jallon (2003), Điện não đồ lâm sàng,       Nhà xuất bản Y học.

3. Cao Tiến Đức (2003), “Điện não đồ trong lâm sàng tâm thần”, Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân,  trang 86-97.

4. Vũ Đăng Nguyên (1998), “Phương pháp chẩn đoán điện não”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học, trang 135-171.

5. John Duncan (2004), The epilepsies, Clinical guideline, October.

6. Panayitopoulos C.P. (2005), The epilepsies, Bladon medical publishing.

7. Rocha L., Orozco-Suarez S. (2009), “Temporal lobe epilepsy causes selective changes in mu opioid and nociceptin receptor binding and functional coupling to G-proteins in human temporal neocortex”, Neurobiol Dis, Jun 29.

8. Sloviter R.S. (2008), “Hippocampal epileptogenesis in animal models of mesial temporal lobe epilepsy with hippocampal sclerosis: the importance of the “latent period” and other concepts”, Epilepsia, Dec;49 Suppl 9:85-92.

9. WHO (1992), “The classification of mental and behavioural disorders. F.00-F.09”, “Episodic and paroxysmal disorders. G.40-G.47”, Geneva.

THS. NGUYỄN DOÃN PHƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *