
Tự sát được hiểu là hành vi tự giết bản thân mình bao gồm cả hành vi tự ý uống thuốc trị bệnh quá liều với mục đích đem lại cái chết cho bản thân mình. Tự sát có thể được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau tín ngưỡng, xã hội, đạo đức, tâm lý học, tâm thần học.
Những biểu hiện của tự sát:
Dấu hiệu trực tiếp: người có ý tưởng tự sát thường nói về sự tuyệt vọng, cô đơn, và về cái chết.
Dấu hiệu gián tiếp: nên cảnh giác với các dấu hiệu không lời, như thu vén việc kinh doanh, buôn bán, trao quyền sở hữu tài sản cho người khác, làm di chúc, bệnh nhân chuyển đột ngột từ buồn chán, trầm cảm sang vui tươi, thoải mái (mà không phải do chuyển pha trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực) là dấu hiệu có ý nghĩa trong đánh giá nguy cơ tự sát.
Dịch tễ học tự sát trong dịch Covid-19:
Tỷ lệ tự sát trong dịch covid-19 được báo cáo khác nhau ở các quốc gia. Pirikis và cộng sự đã báo cáo rằng tỷ lệ tự sát không tăng ở 21 quốc gia hoặc khu vực có thu nhập từ trung bình đến cao. Ngược lại, Tanaka và Okamoto nhận thấy sự gia tăng tỷ lệ tự sát sau sự sụt giảm ở giai đoạn đầu tại Nhật Bản. Ở Maryland Hoa Kỳ, mặc dù tỷ lệ tự sát tổng thể trong thời kỳ dịch là tương đương với mức độ trước dịch, người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tử vong do tự sát cao hơn đáng kể trong năm dịch.
Các biện pháp can thiệp, dự phòng tự sát:
- Tập trung can thiệp các rối loạn tâm thần hiện có của người bệnh: trầm cảm, tâm thần phân liệt, …
- Phát triển hệ thống hỗ trợ thảm họa (trực tuyến và trực tiếp)
- Tăng cường tương tác xã hội
- Giảm nhẹ những áp lực về tài chính
- Giảm sự dụng rượu cũng như các chất tác động tâm thần trong đại dịch covid-19
- Giảm nhẹ nạn bạo lực gia đình
- Ngăn chặn những thông tin truyền thông không chính xác
Với người bệnh có ý tưởng tự sát mãnh liệt tốt nhất nên được can thiệp tư vấn tâm lý và liệu pháp hóa dược (nếu cần) tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần.