Đánh giá đặc điểm nhân cách người nghiện ma túy

Đặng Thanh Tùng
Viện Sức khỏe Tâm thần

Tóm tắt:

Nghiện ma túy thường kèm theo các rối loạn tâm thần đặc biệt là các rối loạn nhân cách, do đó, để kiểm soát và điều trị nghiện ma túy cần phải có cách can thiệp điều trị kết hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Phát hiện các đặc điểm nhân cách chủ yếu của nhóm bệnh nhân nghiện heroine. Đối tượng nghiên cứu: 80 học viên đang được điều trị nghiện heroine tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2, Thành phố Hải Phòng, có trình độ đọc hiểu lớp 6 trở lên. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn và trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI. Kết quả nghiên cứu: Các đặc điểm nhân cách thường thấy nhất ở những người nghiện heroine là nhân cách chống đối xã hội (25%), trầm cảm (20%), hưng cảm nhẹ (13,75%), nghi bệnh (10%), nhân cách phân ly (10%), lo âu (7,5%) và nhân cách tâm thần phân liệt (6,25%). Các đặc điểm chống đối xã hội thường gặp ở nhóm những người nghiện dưới 30 tuổi (80%), trong khi các đặc điểm trầm cảm thường gặp ở nhóm trên 30 tuổi (68,75%). Trong số những người nghiện độc thân, nhân cách chống đối xã hội chiếm 60%, những người nghiện đã kết hôn hoặc ly hôn/ly thân thường có trầm cảm, lần lượt là 37,5% và 50%. Kết luận: Những người nghiện heroine thường có các rối loạn tâm thần đi kèm, điển hình là rối loạn nhân cách chống đối xã hội và trầm cảm.


I. Đặt vấn đề:

Nghiện ma túy hiện đang là vấn nạn đối với mỗi quốc gia, lãnh thổ. Tại Việt Nam, số người sử dụng các chất dạng thuốc phiện ngày càng tăng, từ 120.000 đến 150.000 người nghiện (WHO, 2002). Theo thống kê của Chính phủ đến cuối năm 2007 có tới 178.000 người nghiện có hồ sơ kiểm soát. Dự báo sau năm 2010, người chết do nghiện ma túy lên tới con số 10.000 mỗi năm.

 

Độ tuổi lần đầu sử dụng ma túy liên tục giảm, tỷ lệ học sinh sinh viên sử dụng ngày càng tăng. Độ tuổi trung bình sử dụng ma túy là 23. Hầu hết đều bắt đầu bằng hút, 57% sau đó chuyển sang chích (WHO, 2002).

 

Mặc dù hiện nay có nhiều hình thức để nhằm làm giảm những tác động tiêu cực của việc sử dụng các CDTP đối với xã hội và cá nhân như các phương pháp dược lý trong điều trị cắt cơn nghiện, chống tái nghiện. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn bởi chỉ mới tập trung vào việc giải quyết trạng thái lệ thuộc về cơ thể. Tỷ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100% (UBPC AIDS & ma túy Quốc gia, 2002)[1].

 

Các đặc điểm nhân cách đặc biệt là nhân cách chống đối xã hội có thể làm tăng xu hướng sử dụng nghiện chất của người bệnh. Người nghiện có nhân cách chống đối xã hội thường ít hài lòng với cuộc sống, họ thường có hành vi xung động, cô đơn và trầm cảm. Các rối loạn này có thể khiến người nghiện miễn cưỡng trong điều trị và phủ nhận rằng mình có vấn đề, từ đó dẫn đến việc sử dụng hoặc tái sử dụng ma túy. Chính vì vậy, một trong những điều kiện tiên quyết trong việc điều trị nghiện ma túy là phát hiện và điều trị các rối loạn tâm thần kèm theo (đặc biệt là rối loạn nhân cách) nhằm giảm hại và giảm các hành vi nguy cơ cao ở người nghiện.

 

Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm phát hiện các đặc điểm nhân cách chủ yếu của nhóm bệnh nhân nghiện heroine bằng trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI (Minnesota Multiphasis Personality Inventory).


II. Khách thể, địa bàn và phương pháp nghiên cứu:

80 học viên đang được điều trị nghiện CDTP tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2, Thành phố Hải Phòng, có trình độ đọc hiểu lớp 6 trở lên.


Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bộ Trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI (Minnesota Multiphasic Personality Inventory) kết hợp với phỏng vấn đánh giá trên từng trường hợp.

III. Kết quả nghiên cứu:

Bảng 1: Tần xuất của đặc điểm nhân cách qua các thang lâm sàng

bang1.jpg

 

Trong số 80 người nghiện heroine, các thang lâm sàng nổi bật là thang Pd (Lệch lạc nhân cách): 20 người (25%); thang D (Trầm cảm): 16 người (20%); thang Ma (Hưng cảm nhẹ): 11 người (13,75%); thang Hs (Nghi bệnh): 8 người (10%); thang Hy (Phân ly): 8 người (10%); thang Pa (Paranoia): 6 người (7,5%), thang Pt (Lo âu): 6 người (7,5%) và thang Sc (Tâm thần phân liệt): 5 người (6,25%).


Bảng 2: Các thang lâm sàng với độ tuổi

Độ tuổi

Các thang lâm sàng có điểm T > 70

Hs

D

Hy

Pd

Pa

Pt

Sc

Ma

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

 30 (n=59)

3

37,5

5

31,25

7

87,5

16

80

3

50

1

16,6

4

80

11

100

> 30 (n=21)

5

62,5

11

68,75

1

12,5

4

20

3

50

5

83,4

1

20

0

0

Tổng

8

10

16

20

8

10

20

25

6

7,5

6

7,5

5

6,25

11

13,75

 

59 người nghiện heroine dưới 30 tuổi (73,75%).  80% những người nghiện heroin dưới 30 tuổi có thang Pd cao. Trong khi 68,75% nhóm trên 30 tuổi có điểm ở thang D cao.


Bảng 3: Các thang lâm sàng với tình trạng hôn nhân

Hôn nhân

Các thang lâm sàng có điểm T > 70

Hs

D

Hy

Pd

Pa

Pt

Sc

Ma

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

N

%

Chưa KH (n=37)

3

37,5

2

12,5

4

50

12

60

3

50

0

0

2

40

8

72,7

KH (n=35)

2

25

6

37,5

2

25

5

25

1

16,7

5

83,3

1

10

3

27,3

Ly hôn (n=8)

3

37,5

8

50

2

25

3

15

2

33,3

1

16,7

2

40

0

0

Tổng

8

10

16

20

8

10

20

25

6

7,5

6

7,5

5

6,25

11

13,75

 

60% những người nghiện heroine chưa kết hôn có thang Pd cao; trong khi đó những người nghiện đã kết hôn hoặc đã ly dị/ly thân có thang D cao (lần lượt là 37,5% và 50%).


IV. Bàn luận:

Các đặc điểm nhân cách thường thấy ở nhóm người nghiện heroine là nhân cách chống đối xã hội (25%), trầm cảm (20%) và hưng cảm nhẹ (13,75%); Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa rối loạn nhân cách và rối loạn liên quan đến sử dụng các chất dạng thuốc phiện. Sadock (2003) [2]. nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV cho thấy 30% người nghiện có các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tiêu chuẩn rối loạn tâm thần trục I, trong khi 60% có các triệu chứng của các rối loạn nhân cách trục II bao gồm rối loạn nhân cách ái kỷ, chống đối xã hội và rối loạn nhân cách ranh giới với đặc trưng có các trạng thái cảm xúc mãnh liệt, thiếu tính ổn định và nhu cầu cần được quan tâm chú ý đặc biệt, tỷ lệ này còn cao hơn nếu độ tuổi lần đầu sử dụng chất dạng thuốc phiện thấp. Các hành vi chống đối xã hội có thể xảy ra trước hoặc sau khi nghiện các chất dạng thuốc phiện (Sadock, 2003) [2]. Các nghiên cứu tâm lý gần đây cũng cho thấy có mối quan hệ giữa lạm dụng nghiện chất và trầm cảm (Tucker JA, Vuchinich RE, 2002) [3]. Theo một nghiên cứu ở Iran (Assarian, 2008) [4]., trong số những người nghiện heroin các đặc điểm nhân cách thường thấy nhất có liên quan đến lo âu (17,6%), trầm cảm (14,4%) và chống đối xã hội (14,4%).

 

Hầu hết những người nghiện trong nhóm mẫu là những người trẻ tuổi (73,75%). 80% nhóm những người nghiện trẻ tuổi này có tuýp nhân cách chống đối xã hội. Theo Jaffe SL., và Simkin DR., (2002), những người nghiện trẻ tuổi thường có các rối loạn tâm thần kèm theo, đặc biệt là rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi – ứng xử hơn nhóm những người trẻ tuổi không bị nghiện; với đặc trưng tâm lý lứa tuổi thường dễ bị tác động bởi các tác nhân gây stress, vai trò nhất định của áp lực từ bạn đồng lứa, thiếu các kỹ năng xã hội, đây là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tái nghiện [5]. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải tập trung chú ý nhiều hơn nữa đối với thanh thiếu niên và các vấn đề của chúng.

 

Nghiên cứu cho thấy số người nghiện những người nghiện heroin chưa kết hôn thường có nét nhân cách chống đối xã hội hơn (60%); trong khi đó những người đã kết hôn hoặc đã ly dị/ly thân thì có nét nhân cách trầm cảm hơn (lần lượt là 37,5% và 50%). Điều này có thể là do nhóm người nghiện đã có gia đình, hiện đang bị tách biệt ra khỏi cuộc sống đời thường, cảm thấy áp lực từ phía trách nhiệm với gia đình của mình, còn nhóm người nghiện ly hôn/ly thân thì đã phải trải nghiệm stress trong cuộc sống.


V. Kết luận:

Những người nghiện heroine thường có các rối loạn tâm thần đi kèm, điển hình là rối loạn nhân cách chống đối xã hội và trầm cảm. Trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI đã chỉ rõ rằng các cá thể nghiện chất dạng thuốc phiện có các nét nhân cách nổi bật ở thang Pd, thang D và thang Ma, có liên quan đến tính bốc đồng, hung tính, lạm dụng nghiện chất và hành động thiên về cảm tính, a dua, dễ bị lôi kéo ở nhóm tuổi thanh thiếu niên (chiếm 73,75% trong nhóm nghiên cứu).

 

Để thay đổi một cách có hiệu quả trạng thái lệ thuộc về tâm thần, tâm lý của người nghiện ngoài phương pháp dược lý cần có thêm sự kết hợp của các liệu pháp tâm lý. Cần phải nghiên cứu thêm về nhân cách của người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ đó mới có những biện pháp tác động đến động cơ nhằm thay đổi tập tính, cũng như hành vi của người nghiện, giúp họ chống tái nghiện và có những biện pháp để chống tái nghiện./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy mại dâm. Dự thảo báo cáo chương trình hoạt động phòng chống ma túy 2000 – 2010. Thường trực UBPCMTQG, 2002.

2.      Sadock BJ, Sadock VA. Synopsis of Psychiatry, behavioral science/clinical psychiatry. 9th ed. New York: Lippincott Williams and Wilkins, 2003.

3.      Tucker JA, Vuchinich RE, Murphy G. Substance use disorders. In: Antony MM, Barlow DH, editors. Handbook of assessment and treatment planning for psychological disorders. New York: Gilford Press, 2002; tr. 415-426.

4.      Assarian F, Omidi A. Investigating the personality traits of young drug abusers in Kashan. University of Kashan, 2008; tr. 37-43.

5.      Jaffe SL, Simkin DR. Alcohol and Drug abuse in children and adolescents. In: Lewis M. editor. Child and adolescent Psychiatry: a comprehensive text book. Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkin; 2002. p. 895-910.

Summary:

Investigating the personality traits of heroine abusers

Background: Drug abuse has high co-morbidity with mental disorders, thus, controlling and treating it requires multimodal treatment intervention.Aims: To determine the personality traits in heroine abusers. Objectives: 80 heroine abusers who are being treated at Centre of Education-Occupation-Society No2 in Hai Phong City. Methods: Using a demographic questionnaire and the Minnesota Multiphasic Personality Inventory (MMPI). Results: The most frequent personality traits among heroin abusers were antisocial behavior (25%), depression (20%), hypomania (13,75%), hypochondriasis (10%), hysteria (10%), anxiety (7,5%) and schizophrenia (6,25%). Antisocial traits are more frequent among drug abusers less than 30 years old (80%), while depressive traits are more frequent among older than 30 years of age (68,75%). Among single heroine abusers, antisocial personality was more frequent trait (60%), married drug abusers or divorced/separated ones are more likely to have depression (37,5% and 50% respectively). Conclusion: Heroine abusers has high co-morbidity with antisocial personality disorder and depression disorder.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *