TRẠNG THÁI KÍCH ĐỘNG
I. ĐỊNH NGHĨA:
Kích động là một trạng thái hưng phấn tâm lý – vận động quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh và thường mang tính chất phá hoại, nguy hiểm.
II. NGUYÊN NHÂN:
– Kích động phản ứng: liên quan đến các yếu tố tâm lý, môi trường xung quanh (bị cưỡng bức đến viện, bất toại, yêu sách…).
– Kích động do tính chất đặc biệt của bệnh tâm thần: TTPL, rối loạn trầm cảm, động kinh có hội chứng tâm thần, RLTT do rượu và ma túy, nhân cách bệnh, RLTT tuổi già…
III. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ:
· Nguyên tắc: + đảm bảo an toàn cho BN và người xung quanh.
+ cố gắng điều trị theo nguyên nhân.
+ điều trị nhanh và tiếp tục duy trì.
· Điều trị cụ thể:
– Dùng LPTL để ổn định trạng thái tâm lý người bệnh (đặc biệt những bệnh nhân kích động phản ứng).
– Cách ly, cố định bệnh nhân nếu cần thiết.
– Ổn định nhanh trạng thái kích động bằng:
+ Haloperidol: 5 – 10mg/lần (tiêm bắp) hoặc
+ Tisercin: 25 – 50mg/lần (tiêm bắp) hoặc
+ Chlopromazin: 25 – 50mg/lần (tiêm bắp).
Có thể phối hợp thêm: (tiêm riêng)
+ Seduxen 10mg (tiêm bắp) hoặc
+ Phenobacbital 0,2g (tiêm bắp).
· Nếu sau 1 giờ chưa hết kích động có thể dùng lại 1 liều đó… (thường là sau liều này bệnh nhân sẽ yên dịu và ngủ được).
· Cân nhắc dùng ATK nếu là kích động do động kinh (vì làm giảm ngưỡng gây co giật).
Sau khi bệnh nhân tỉnh dậy có thể tiếp tục dùng thuốc tiêm hoặc chuyển sang thuốc uống (tùy nguyên nhân).
+ Kích động do hoang tưởng ảo giác chi phối: Haloperidol 10 – 15mg/ngày kết hợp với Seduxen 5 – 10mg/ngày.
+ Kích động do rối loạn cảm xúc: Depakine 500 – 1000mg/ngày (nếu hưng cảm) và thuốc chống trầm cảm êm dịu như: Zoloft 100 – 150mg/ngày
+ Kích động trên bệnh nhân động kinh: Carbamazepine 200 – 400mg/ngày hoặc Seduxen 5 – 10mg/ngày.
– Thuốc nâng cao thể trạng và chăm sóc sinh dưỡng nếu bệnh nhân kích động kéo dài.
– Khám loại trừ bệnh cơ thể khi có thể tiếp xúc bệnh nhân.