Yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần

Nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần

 

TS. Ngô Văn Vinh


Viện Giám định Pháp y Tâm thần TW

1-    Đặt vấn đề

Động kinh (ĐK) là bệnh của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên, biểu hiện lâm sàng phức tạp, đặc biệt ở thể ĐK tâm thần và những bệnh nhân động kinh (BNĐK) có biến đổi nhân cách, thường xuyên có hành vi nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh gây ra hậu quả nặng nề buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp.

 

Trần Văn Cường (2001) phân tích kết quả ở 295 trường hợp giám định PYTT tại Tổ chức giám dịnh PYTT Trung ương trong 5 năm cho thấy bệnh ĐK chiếm tỷ lệ 12,25%.

 

Kết quả nghiên cứu của Gunn J. (1988) trong nhà tù của Anh và Xứ Wales thấy tỷ lệ động kinh là 0,7- 0,8%, tỷ lệ này cao hơn ở trong dân số nói chung.

 

Kissin M.I.A (2006) nghiên cứu các biểu hiện rối loạn tâm thần ở bệnh nhân động kinh, cho kết quả 43% có rối loạn tâm thần và 45% có biến đổi nhân cách.

 

Để có cơ sở trong việc lập kế hoạch quản lý, điều trị, hạn chế hành vi phạm tội của BNĐK, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần“, nhằm các mục tiêu sau:


– Nghiên cứu tỷ lệ các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở BNĐK trong giám định PYTT;

– Phân tích đặc điểm từng yếu tố thúc đẩy phạm tội ở những BNĐK nói trên.


2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1- Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu là 60 trường hợp phạm tội hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định PYTT tại Tổ chức Giám định PYTT TW và Viện Giám định PYTT TW từ tháng 12/1993 đến tháng 8/2009 được chẩn đoán bị bệnh động kinh.


– Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo ICD-10 năm 1992.

2.2- Phương pháp nghiên cứu

– Tiến hành theo phương pháp kết hợp hồi cứu và tiến cứu

– Nghiên cứu kỹ các tài liệu trong hồ sơ trưng cầu giám định nhằm xác định: tiền sử, bệnh sử, diễn biến quá trình phạm tội và phân tích yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội.


– Lập hồ sơ bệnh án theo dõi giám định.

– Khám xét lâm sàng toàn diện, tỉ mỉ.

– Làm các xét nghiệm cận lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn đoán.

– Lập biểu mẫu và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê.


3- Kết quả nghiên cứu


Bảng 3.1. Các loại yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh

Chỉ số thống kê

Loại yếu tố

n

Tỷ lệ %

p

Yếu tố bệnh lý

29

48,34

p<0,001

Yếu tố bên ngoài

23

38,33

Yếu tố bệnh lý + Yếu tố bên ngoài

8

13,33

Cộng

60

100,00

Bảng 3.1 cho thấy các loại yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở BNĐK bao gồm: yếu tố bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất (48,34%), yếu tố bên ngoài (38,33%) và cả 2 yếu tố trên kết hợp chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,33%). So sánh ta thấy có sự khác biệt rất rõ và có ý nghĩa với p < 0,001.

 

Bảng 3.2. Phân tích các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

 

Chỉ số thống kê

Yếu tố bệnh lý

n=37

Tỷ lệ %

p

Ý thức hoàng hôn

2

5,41

p<0,001





Động kinh tâm thần

3

8,11

Biến đổi nhân cách

25

67,56

Rối loạn tâm thần

20

54,05

Cơn xung động động kinh

3

8,11

Bảng 3.2 cho thấy: rối loạn nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất (67,56%), các RLTT nói chung (54,05%), ĐK tâm thần và cơn xung động ĐK (8,11%) và ý thức hoàng hôn (5,41%). So sánh các nhóm số liệu ta thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

 

Bảng 3.3. Phân tích các rối loạn tâm thần thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

 

Chỉ số thống kê

Rối loạn tâm thần

n=20

Tỷ lệ %

p

Rối loạn cảm xúc

8

40,00

p>0,05

Rối loạn tư duy

3

15,00

Rối loạn trí tuệ

4

20,00

Rối loạn hành vi

9

45,00

Bảng 3.3 cho thấy rối loạn hành vi (45%), rối loạn cảm xúc (40%), rối loạn trí tuệ (20%) và rối loạn tư duy (15%), nhưng so sánh không có sự khác biệt
(p > 0,05).

Bảng 3.4. Các yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

Chỉ số thống kê

Yếu tố bên ngoài

n=31

Tỷ lệ %

p

Yếu tố tâm lý – xã hội

23

74,19

p<0,001



Sử dụng rượu

5

16,13

Yếu tố TL – XH + Sử dụng rượu

3

9,68

Bảng 3.4 phân tích các yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội cho thấy chủ yếu là yếu tố tâm lý-xã hội (74,19%), sử dụng rượu (16,13%) và cả 2 yếu tố trên hỗn hợp (9,68%). Khi so sánh ta thấy có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

 

Bảng 3.5. Phân tích các yếu tố tâm lý – xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

 

Chỉ số thống kê

Yếu tố TL-XH

n=23

Tỷ lệ %

p

Yếu tố gia đình

4

17,39

p<0,001



Yếu tố xã hội

19

82,61

Bảng 3.5 cho thấy yếu tố xã hội chiếm tỷ lệ cao (82,61%) và yếu tố gia đình chỉ chiếm với tỷ lệ thấp hơn (17,39%), so sánh cũng thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa với p < 0,001.



Bảng 3.6 . Phân tích các yếu tố gia đình thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

 

Chỉ số thống kê

Yếu tố gia đình

n= 4
Tỷ lệ %
Không hoà thuận

1

25,00

Không dung nạp

1

25,00

Kinh tế khó khăn

2

50,00

Bảng 3.6 cho thấy chỉ có 4/60 bệnh  nhân có yếu tố gia đình thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh, trong đó kinh tế khó khăn 2 bệnh nhân, không hòa thuận và không dung nạp cùng  có 1 bệnh nhân.


Bảng 3.7 . Phân tích yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

Chỉ số thống kê

Yêú tố xã hội

n= 19

Tỷ lệ %

p

Bị coi thường, xúc phạm

11

57,89

p <0,05



Đố kỵ, thù hằn

3

15,80

Bị rủ rê, xúi giục

5

26,31



Bảng 3.7 cho thấy các yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh chủ yếu là bị coi thường, bị xúc phạm chiếm tỷ lệ cao (57,89%), còn lại các yếu tố khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. So sánh thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa với p < 0,05).


4- Bàn luận

4.1. Về tỷ lệ giữa yếu tố bệnh lý và yếu tố bên ngoài thúc đẩy phạm tội:

Số liệu trên bảng 3.1 cho thấy trong số các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh thì yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội (48,34%) cao hơn yếu tố bên ngoài (38,33%) và kết hợp cả 2 yếu tố trên là 13,35%. So sánh ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

 

Bệnh nhân động kinh, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh lâu năm, động kinh do chấn thương sọ não thường để lại những hậu quả không nhỏ về các rối loạn tâm thần và biến đổi chức năng tâm lý. Trong phần nghiên cứu về thời gian từ khi xuất hiện cơn động kinh đến khi phạm tội thì đa số bệnh nhân có thời gian trên dưới 10 năm và trong số các nguyên nhân gây động kinh thì nguyên nhân do chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì lý do trên nên yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh cao hơn yếu tố bên ngoài.

 

Theo Dương Văn Lương (2006) nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần cho kết quả: Yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội chiếm 52,27%; yếu tố bên ngoài là 47,73% [3]


4.2. Về các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vị phạm tội:

Rối loạn nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội (67,56%), tiếp đến là các rối loạn tâm thần (54,05%), sự khác biệt giữa hai yếu tố này với các yếu tố bệnh lý khác có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có lẽ là phù hợp vì thời gian từ khi xuất hiện cơn ĐK đầu tiên trên lâm sàng đếnkhi phạm tội trong nhóm nghiên cứu trung bình trên dưới 10 năm, mặt khác trong số 60 BN nghiên cứu chỉ có 18/41 BN được uống thuốc đều, chính vì vậy mà số BN có biến đổi nhân cách và rối loạn tâm thần ở nhóm nghiên cứu còn cao. Theo Pinatel J. (1995) thì chính tính cách hung hăng, khiêu khích, gây gổ là cốt lõi của khả năng phạm tội [8]. Frenwick P. (1986) cho thấy 17% BNĐK thùy thái dương có hành vi tấn công và hầu hết BNĐK phạm tội ở giai đoạn ngoài cơn ĐK và có rối loạn nhân cách [6].Theo Kissin M.I.A (2006) nghiên cứu các biểu hiện rối loạn tâm thần ở BN ĐK, cho kết quả 43% có rối loạn tâm thần và 45% có biến đổi nhân cách [10].


4.3. Bàn về yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội:

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì chủ yếu là các yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hanhfvi phạm tội (74,19%), yếu tố sử dụng rượu chiếm tỷ lệ thấp (16,13%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong các yeus tố tâm lý xã hội thì gặp yếu tố xã hội là chính (82,61%) cao hơn hẳn so với yếu tố gia đình (17,39%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong các yếu tố xã hội thì bị xúc phạm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,89%), các yếu tố khác có tỷ lệ thấp hơn đáng kể, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. ĐK là bệnh gây ra nhiều hậu quả tâm lý xã hội như: giảm cơ hội hòa nhập, thiếu tự tin hay mặc cảm tự ti và kì thị. Khi người bệnh ĐK đã có những biến đổi nhất định về nhân cách thì yếu tố tâm lý xã hội trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội. Theo nghiên cứu của Pond D.A và Bidwell B.H (1988) cho thấy người bệnh ĐK phần lớn bị bất lợi về mặt xã hội: 1/2 có khó khăn nghiêm trọng về công việc, BN chịu nhiều tổn thất từ nhận thức và thành kiến của người khác về ĐK hơn là tình trạng thực của bản thân người bệnh. Trên nền nhân cách biến đổi thì yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phạm tội [7]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu BNĐK trong giám định PYTT cho thấy yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội chiếm từ 40-50% các yếu tố ngoại lai [2,4,5].



5- Kết luận

– Yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội (48,34%) cao hơn yếu tố bên ngoài (38,33%), có 13,33% phối hợp cả hai yếu tố chi phối hành vi phạm tội.

 

– Trong các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội, gặp nhiều nhất là rối loạn nhân cách (67,56%), tiếp đếnlà các rối loạn tâm thần (54,05%).

 

– Trong các biểu hiện rối loạn tâm thần giữa các cơn thì rối loạn hành vi gặp ở 45%, rối loạn cảm xúc (40%), rối loạn trí tuệ (20%) và rối loạn tư duy (15%).

 

– Yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội bao gồm: yếu tố tâm lý xã hội (74,19%), yếu tố sử dụng rượu là 16,13%, phối hợp cả hai yếu tố là 9,38%.

 

– Trong yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội thì yếu tố xã hội chiếm tỷ lệ 82,61% cao hơn rất nhiều so với yếu tố gia đình (17,39%).


– Trong các yếu tố xã hội thì chủ yếu là yếu tố bị coi thường, xúc phạm (57,89%)


Tài liệu tham khảo

1.     Trần Văn Cường (1996). Đặc điểm các hành vi phạm tội ở người bệnh động kinh trong giám định pháp y tâm thần. Nội san Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TW; tr. 21-27.

 

2.     Dương Văn Lương (2006). Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần. Nội san Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TWI, Số 1; tr. 32-35.

 

3. Pond. M, Bidwell B. H.(1988). Social aspects of epilepsy; oxford texbook of psychiatry; 394- 369.


4.     Pinatel J.(1995). Les personnalite’ Criminelle. Hume urs, N0,4, 16- 17.0); Geneva; 34- 36.

5. W. H. O(1992). International statistical classification of diseases and Health problems. Tenth revision(ICD- 10)

6.     Киссин М.Я.(2006), “Структура и динамика психических расстройств у больных эпилепсией”, Том 7, Психиатрия, C. 361-371.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *