Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một tình trạng tâm lý phức tạp, bao gồm sự kết hợp của cả hai triệu chứng lo âu và trầm cảm. Việc chăm sóc bệnh nhân mắc rối loạn này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bệnh lý và các phương pháp điều trị hiệu quả. Tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ do Viện Sức khỏe Tâm thần tổ chức, các chuyên gia đã chia sẻ những kiến thức quan trọng về việc nhận diện và chăm sóc bệnh nhân mắc rối loạn này.

1. Nhận diện rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Lo âu: Là một cảm giác bất an và lo lắng quá mức, đi kèm với sự căng cơ, bồn chồn, mệt mỏi và khó tập trung. Người mắc rối loạn lo âu thường xuyên lo lắng về tương lai và các mối đe dọa không rõ ràng, khiến họ khó khăn trong việc đối phó với cuộc sống hàng ngày.

Trầm cảm: Là quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế, với các triệu chứng cơ bản như khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, giảm sút sự tập trung và sự chú ý, và nhìn về tương lai một cách bi quan. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong giấc ngủ, ăn uống và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Yếu tố di truyền: Kết hợp các yếu tố môi trường như trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, bệnh lý cơ thể, sử dụng rượu và chất gây nghiện.
  • Sang chấn tâm lý và stress: Các tác động từ cuộc sống cũng góp phần khởi phát, tăng diễn biến và kéo dài dai dẳng rối loạn lo âu và trầm cảm.

3. Triệu chứng của lo âu và trầm cảm

  • Lo âu: Hồi hộp, tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, run chân tay, khô miệng, khó thở, cảm giác nghẹn, đau hoặc khó chịu ở ngực, buồn nôn, chóng mặt, sợ mất kiềm chế hoặc ngất xỉu, khó ngủ.
  • Trầm cảm: Khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, giảm sự tập trung, giảm tự trọng và lòng tự tin, nhìn về tương lai ảm đạm, có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn kém ngon miệng, giảm hưng phấn tình dục.

4. Chăm sóc giấc ngủ cho người bệnh

Kỹ thuật thở 4-7-8:

  1. Đặt lưỡi vào mặt sau của răng cửa trên và giữ ở đó trong suốt chu kỳ.
  2. Thở ra hoàn toàn bằng miệng, môi hơi hé mở, cảm nhận không khí đi quanh lưỡi ra ngoài, tạo ra âm thanh vù vù.
  3. Mím môi lại và hít vào bằng mũi, cùng lúc đếm đến 4.
  4. Giữ hơi thở để đếm đến 7.
  5. Thở ra hoàn toàn bằng miệng tạo ra âm thanh vù vù trong khi đếm đến 8.

5. Liên hệ

Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu rối loạn lo âu và trầm cảm và muốn tư vấn cách phòng ngừa, điều trị thì có thể đến khám và tư vấn tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

  • Địa chỉ: Cổng số 3 – Bệnh viện Bạch Mai, đường Phương Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02435765344 – 0984104115
  • Email: nimhvn@gmail.com
  • FB: Nimh.Vietnam
  • Website: www.nimh.gov.vn

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và thiết thực, thu hút sự tham gia của gần 100 người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người quan tâm. Việc hiểu rõ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần.

Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!