Vết rạch nơi cẳng tay và mối liên hệ với bệnh rối loạn nhân cách ranh giới
Ám ảnh bị bỏ rơi, nữ sinh rạch tay để giải tỏa cảm xúc
Theo lời kể của người mẹ, bệnh nhân là con thứ nhất trong gia đình 2 con, không có tiền sử sử dụng thuốc hoặc lạm dụng chất tác động tâm thần. Gia đình không có người mắc bệnh rối loạn tâm thần. Bố nữ sinh có tính cách nhạy cảm hay suy nghĩ tiêu cực, hay nói lời đay nghiến. Trong gia đình, mẹ là trụ cột, có tính cách mạnh mẽ nhưng luôn muốn mọi người trong nhà phải làm theo ý kiến cá nhân của mẹ. Bệnh nhân được chiều chuộng, có tính cách bướng bỉnh từ bé, thường cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, khó tương tác với bố mẹ. Khoảng 3 năm gần đây, bệnh nhân có áp lực trong vấn đề học tập. Ngoài ra, bố mẹ thường hay mâu thuẫn nên khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, bức bối, ức chế. Bệnh nhân rất khó thư giãn, giải tỏa và khó kiềm chế cảm xúc, có lúc bệnh nhân nổi nóng, cáu gắt với mọi người dù trước đó vẫn vui vẻ. Có thể nhận thấy, nữ sinh có cảm xúc thay đổi thất thường, lúc vui vẻ nói cười, có lúc ngồi khóc một mình. Tính cách thì bướng bỉnh, không vâng lời người lớn, thiếu tập trung và xao nhãng trong học tập nên học lực dần sa sút. Bệnh nhân thường tự gây sự vô cớ với bạn bè trên lớp và cáu gắt mắng chửi em gái.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ăn ngủ thất thường, thường có cảm xúc quá khích, tự làm tổn thương bản thân bằng cách lấy dao rọc giấy rạch vào cẳng tay, hành vi được thực hiện nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, các vết rạch ngày càng sâu và tổn thương nhiều hơn với mục đích làm đau để giải tỏa cảm xúc.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ranh giới có hành vi tự sát, tự hủy hoại bản thân. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân đã có cảm xúc ổn định hơn, hợp tác điều trị hơn, không có hành vi bất thường. Bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ Yến rằng: bệnh nhân luôn có cảm giác lo sợ bản thân mình sẽ bị bỏ rơi. Do đó, bệnh nhân dễ trở nên cáu gắt, bùng nổ cảm xúc và luôn nghĩ rằng người khác tỏ sự coi thường hay muốn làm tổn thương mình khi thấy họ không đồng tình trong cuộc nói chuyện với bản thân. “Bệnh nhân cho rằng bố mẹ không yêu thương mình như trước đây. Nhiều lúc bệnh nhân có cảm giác trống rỗng, sợ mình bị bỏ rơi. Nữ sinh sống thu mình, trầm tính hơn, ít giao tiếp với người thân, bạn bè mà chỉ kết bạn với những người bạn trên mạng luôn chia sẻ điều tiêu cực. Qua mạng internet, bệnh nhân thành lập nhiều nhóm với mục tiêu chia sẻ với nhau những tiêu cực và hướng dẫn cách giải toả cảm xúc bằng việc tự gây thương tích”.
50% ở bệnh nhân vị thành niên điều trị nội trú có nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới
Bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng bộ môn Tâm thần, trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi – Viện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trong trường hợp con bướng bỉnh, cha mẹ cần phải bình tĩnh xem xét đánh giá tình hình. Bác sĩ cho biết rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do vấn đề di truyền, các thay đổi dẫn truyền thần kinh, bị rối loạn phát triển não bộ và do yếu tố môi trường. Bệnh này thường xảy ra ở tuổi mới lớn, cả trai lẫn gái, nên ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách, nhận thức, thái độ với cuộc sống xã hội. Đáng nói, nguy cơ tự sát ở những người rối loạn nhân cách ranh giới cao gấp 40 lần so với dân số chung và 8% -10% đã chết do tự sát.
BS Lê Công Thiện chia sẻ thêm: Bệnh này dễ trầm trọng nếu không điều trị kịp thời. Con số thống kê cho thấy tỷ lệ phổ biến rối loạn nhân cách ranh giới ở thanh thiếu niên là 11% ở bệnh nhân ngoại trú và tới 50% ở bệnh nhân nội trú. Về nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới, BS. Thiện cho rằng các hành vi ngược đãi trong gia đình và mối quan hệ xung đột giữa cha mẹ và con cái dễ dẫn đến trẻ bị rối loạn nhân cách ranh giới.
Những đứa trẻ bị ngược đãi nghĩ rằng bản thân chúng không thể chấp nhận được và đáng bị ngược đãi, hoặc coi những người khác là nguy hiểm sẵn sàng “xù lông” để “chiến đấu” vì một câu nói mà họ thấy “động chạm”. Bác sĩ Công Thiện chia sẻ thêm: “Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa lạm dụng tình dục ở trẻ em và rối loạn nhân cách ranh giới ở tuổi rất trẻ. Điều dễ nhận thấy ở trẻ bị rối loạn nhân cách ranh giới là có tỷ lệ bị bỏ rơi cao hơn đáng kể so với nhóm chứng khỏe mạnh.
————————————————
Khi trẻ có biểu hiện bướng bỉnh với tất cả mọi người thì bố mẹ cần phải xem xét tham vấn ý kiến của chuyên gia. Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có tổ chức khám, tư vấn phòng ngừa, điều trị tại địa chỉ sau:
Địa chỉ: Cổng số 3 – Bệnh viện Bạch Mai, đường Phương Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 02435765344 – 0984104115
- Email: nimhvn@gmail.com
- FB: Nimh.Vietnam
- Website: www.nimh.gov.vn
- Đặt lịch khám online: Bcare.vn
7 Comments
Yes! Finally something about Latest news updates.
Hey, I think your blog might be having browser compatibility
issues. When I look at your website in Safari, it looks fine but when opening in Internet Explorer,
it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up!
Other then that, great blog!
Great energy!searc h
This post provides a lot of valuable information—thank you!
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.